Hoa thơm, trái ngọt ở Đà Lạt

. . Không có nhận xét nào:
Nói đến Đà Lạt, ngoài những danh lam thắng cảnh, hay những khu nghỉ dưỡng đẹp như trong tranh, người ta còn phải nhắc đến nơi đây như một vùng đất của trái cây và các loài hoa.


Trên những sườn đồi, hay thung lũng tại Đà Lạt, đâu đâu cũng có thể nhìn thấy những nóc nhà kính được dùng để trồng rau hoặc những loại cây ăn quả nổi tiếng không chỉ cả nước mà nhiều nơi trên thế giới còn biết đến.


Một trong những loại hoa quả trồng trong nhà kính là giống dâu tây New Zealand và Nhật có vị ngọt, thơm hơn những giống trồng ngoài trời. Giá bao giờ cũng cao hơn các loại dâu bình thương nhưng gần như lúc nào cũng không còn hàng để bán.


Giá thể xơ dừa mua về được xử lý sạch bệnh với các chế phẩm sinh học sau đó nhồi vào các bao nilon được khoét sẵn lỗ, mỗi bao trồng từ 7-8 cây. Các bao giá thể được đặt trên một hệ thống giàn, cách ly hoàn toàn khỏi mặt đất. Dinh dưỡng, phân bón được cung cấp qua hệ thống tưới tự động.


Sử dụng giá thể nhồi trong bao như vậy có lợi điểm là dễ cách ly nếu xảy ra bệnh dịch. Nếu cây dâu nào bị bệnh, chỉ cần bỏ bao giá thể riêng biệt ra để xử lý, vườn dâu vẫn an toàn. Trồng dâu trong nhà kính như vậy cũng đảm bảo vườn dâu được cách ly rất nhiều khỏi dịch bệnh.


Thêm một điều có lợi là dù năng suất thấp nhưng trồng dâu trên giàn thì diện tích thực tế tăng rất cao, ví dụ như trồng dâu dưới mặt đất 1 sào khoảng 5 ngàn cây thì trên giàn sẽ là 20 ngàn cây, gấp 4 lần.


Do đó, một ký dâu tây hiện tại được thu mua với giá khoảng 220.000 đến 250.000 nghìn đồng, trong khi giá dâu bình thường tại Đà Lạt chỉ 25.000 đồng. Chênh lệch lớn nhưng hàng vẫn rất đắt khách, nhất là những người có thu nhập cao, coi trọng chất lượng sản phẩm.


Giống dâu tây này ở Đà Lạt tương đối hiếm và được thị trường ưa chuộng vì trái mềm, thơm và ngọt hơn giống dâu Mỹ đá mà đa số nhà vườn Đà Lạt đang canh tác.


Tại nhiều khu vườn ở đây cũng đã thử nghiệm thành công giống cà chua ngọt của Nhật theo quy trình hữu cơ. Kích cỡ trái cà chua này nhỉnh hơn trái nho Mỹ và người ta vẫn thường dùng ăn tươi, tráng miệng sau bữa chính.


Khi chín trái luôn dính chặt vào cuống thành từng chùm chứ không dễ rớt rụng như các giống cà chua bình thường, đặc biệt thời gian bảo quản có thể lên đến 3 tháng.


Đà Lạt cũng là nơi được trời ban cho khi hậu ôn hòa, đất quanh năm nhiều ẩm độ, ít cằn khô, rất lý tưởng cho muôn loài hoa quanh năm khoe sắc, tỏa hương.


Ước tính 60-70% diện tích hoa Đà Lạt hàng năm trồng các loại hoa cúc giống mới; 30-40% diện tích còn lại là trồng các loại hoa hồng, cẩm chướng, cát tường, lily, huyết môn…


Theo nhận xét của giới sành hoa, hoa của Đà Lạt không chỉ đẹp về màu sắc, phong phú về chủng loại mà lại rất lâu tàn.


Tổng sản lượng hoa cắt cành ở Đà Lạt trong năm 2013 đạt gần 2 tỷ cành, tăng hơn 300 triệu cành so với năm 2012.


Hai mươi năm trước, người Đà Lạt trồng hoa phần lớn chỉ bán phân tán trong tỉnh Lâm Đồng và một vài khu vực của tỉnh lân cận vì hoa ít, giống hoa cũ đã dần thoái hóa.


Hai mươi năm sau, hoa Đà Lạt có mặt đều khắp trên tất cả tỉnh, thành trong cả nước với tỷ lệ chiếm hơn 90% sản lượng; tỷ lệ gần 10% sản lượng còn lại đã xuất khẩu sang các nước châu Âu, châu Á…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Ẩm thực Đà Lạt

Thư viện media

Ads-01

Bài đăng mới nhất

Followers

Blog Archive

Ads-02